Ngôi “CHÙA” chánh điện Hồ Mây bằng gỗ trên đỉnh núi lớn Vũng Tàu
Bạn là người thích tìm hiểu về văn hoá Tâm Linh Phật Giáo.
Đến với khu du lịch HỒ MÂY PARK bạn sẽ được trải nghiệm một không gian tỉnh lặng, trong lành hoà mình vào thiên nhiên với các công tình tâm linh phật giáo đầy ấn tượng như : Tượng Phật Di Lặc cao 30m, La Hán Đường thờ 18 Vị La Hán, Phật Tích Động tái hiện sự ra đời Phật giáo, Chánh điện Hồ Mây.
CHÁNH ĐIỆN HỒ MÂY
Chánh điện Hồ Mây được xây dựng bằng gỗ với kiến trúc cổ xưa trang trí trên mái là hoa văn biểu tượng phật giáo, khuôn viên xung quanh bóng rợp bởi cây xanh, những loài cây quý như cây Sala Ấn Độ, cho bạn cảm giác thanh tịnh.
Đặc biệt hơn ở đây có mộ loài cây được tăng từ đoàn phật giáo từ ẤN ĐỘ tăng cho Hồ Mây Park tên là cây Sala . Sala gắn với hình ảnh Đức Phật Thích Ca, do đó loại cây này thường trồng ở những chùa. Loại cây này chứa đựng những sự thuần khiến của nhà Phật. Bên cạnh đó, trong truyền thuyết Ấn Độ, cây sala còn được xem như hình ảnh người phụ nữ khi yêu. Bởi mỗi khi gặp được tình yêu thì loài cây ấy biến thành bông hoa đỏ xinh đẹp như một thiếu nữ khoa sắc, tỏa ngát hương thơm.
Cây sala hay còn gọi là cây Ngọc Kỳ Lân, cây Đầu Lân, cây Ưu Đam. Có tên khoa học là Couroupita guianensis, là một loại cây có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ và phát triển tốt ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới như: Lưu vực sông Amazon, phía Nam núi Hy Lạp hay các khu vực Đông Nam Á, Nam Á.
CHÁNH ĐIỆN HỒ MÂY THỜ TAM THẾ PHẬT
Tam Thế Phật là cách gọi chung của 3 Vị Phật. Để giải nghĩa cho danh xưng “Tam Thế Phật” sẽ có 3 cách giải thích như sau:
Thứ nhất, chữ “Thế” được có nghĩa là thế giới, “Tam Thế” mang hàm ý chỉ ba thế giới Phật pháp bao gồm:
- Phương Đông: thế giới Tịnh Lưu Ly là cõi Tĩnh độ của Đức Phật Dược Sư.
- Trung tâm: thế giới Sa Bà do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo hóa.
- Phương Tây: thế giới Cực Lạc hay còn gọi là An Lạc Quốc, nơi Đức Phật A Di Đà tiếp quản.
Ta có thể hiểu rằng, Tam Thế Phật chính là không gian vô tận của thế giới chư Phật tứ phương.
Thứ hai, trong Phật giáo Đại Thừa Phật Thích Ca Mâu Ni thường dùng từ “Tam thân” để chỉ 3 loại thân của một Vị Phật. Quan điểm này xuất phát từ tư tưởng rằng Phật giống như một nhân vật tồn tại trên thế gian để phù hộ chúng sinh và Phật có thể hiện thân dưới nhiều hình tượng khác nhau để che chở thế gian này. Tam thân bao gồm:
- Pháp thân: là dạng tồn tại thật sự của Phật ở nhân gian để phù hộ độ trì cho chúng sinh.
- Báo thân: ý chỉ “thân của sự thụ hưởng”, là thân do thiện nghiệp và giác ngộ mà hóa hiện cho ta thấy.
- Ứng thân: là thân của Phật hiện diện trên trái đất, đó là kết quả do Báo thân phản chiếu đến từ lòng trắc ẩn, từ bi và có mục đích giáo hóa chúng sinh.
Như thế, ta có thể hiểu rằng các vị Phật xuất hiện trên Trái Đất chính là sự hiển diện của Pháp thân, vì lòng từ bi mà đến với chúng sinh để mang hạnh phúc cho thế gian này.
Thứ ba, cũng là cách hiểu phổ biến nhất. “Tam Thế Phật” có nghĩa là Vị Phật của 3 thời: Quá khứ – Hiện tại – Tương lai. Trong đó, Phật quá khứ là Phật A Di Đà, Vị Phật của hiện tại là Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật của tương lai là Phật Di Lặc.
Tam Thế Phật gồm những ai?
Tam Thế Phật là bộ tượng gồm 3 vị Phật giống y hệt nhau, thường được tạc dưới dạng đang ngôi thiền. Qua giải thích trên ta có thể thấy được Tam Thế Phật bao gồm các vị Phật là: Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc hoặc Phật Dược Sư.
Phật A Di Đà
Phật A Di Đà – có nghĩa là Ánh Trăng Vô Lượng, vì thế Ngài được gọi là Đức Phật của ánh sáng. Phật A Di Đà là giáo chủ của Thế giới Cực Lạc ở Phương Tây (hay còn gọi là Tây Phương Cực).
Theo Đại Kinh A Di Đà, kiếp sống trước đây Ngài là Hoàng tử Kiền Thi Ca của cõi nước Diệu Hỷ, con của vua Nguyệt Thượng Luân và hoàng hậu Thù Thắng Diệu Nhân. Khi nghe tin Đức Phật Thế Tự Tại Vương Như Lai tái thế. Ngài đã rời cung xuất giá và được Đức Phật chấp nhận. Đứng trước Đức Phật, Ngài phải tuyên thệ 48 lời thề nguyện để độ mười phương chúng sinh, nếu lời thề không viên mãn nguyện không thành Phật.
A Di Đà là một trong những vị Phật của bộ Tam Thế Phật
Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật Thích Ca Mâu Ni nằm ở vị trí trung tâm của bộ tượng, biểu trưng cho hiện tại. Ngài là bậc giáo chủ của Thế giới Ta Bà đã được giác ngộ hoàn toàn và được chứng Thánh.
Trước khi trở thành Phật, Ngài là một vị Thái tử của bộ tộc Thích Ca, con trai của Vua Tịnh Phạn tên là Tất Đạt Đa. Từ khi được sinh ra Ngài đã được tiên đoán rằng sẽ trở thành một vị thánh nhân. Khi chứng kiến sự thật về sinh lão bệnh tử Ngài đã quyết định đi theo con đường tu hành.
Trải qua 49 ngày đêm Ngài đã nhìn thấy kiếp trước của mình, của chính sinh, sự hình thành và tiêu tàn của thế giới. Năm 544 TCN. Phật Thích Ca Mâu Ni qua đời vì ngộ độc nấm, tạ thế 80 tuổi. Ngài nhập niết tại thành Câu Thi Na (Kusinagar).
Phật Di Lặc
“Di Lặc” trong tiếng Phạn có nghĩa là Từ Thị, tức là “người có lòng từ bi”. Ngài là một trong những vị đồ đệ của Phật Thích Ca Mâu Ni và sẽ là người kế vị Đức Phật.
Tại Ấn Độ, Phật Di Lặc được miêu tả là một vị hoàng tử có thân hình thanh mảnh, gương mặt tuấn tú, thường khoác trên mình bộ y phục của hoàng gia Ấn Độ. Trong khi đó, tại Việt Nam, nhắc đến Phật Di Lặc là ta nghĩ đến ngay hình một người có thân hình tròn trịa, miệng cười tươi vui vẻ, trên vai đeo một túi vàng hay 2 tay nâng một thỏi vàng lớn, mặc áo hở bụng. Ngài sống rất bình thản, an nhiên, tự tại, lúc nào cũng nở nụ cười tươi.
Phật Dược Sư
Theo tiếng Phạn, danh xưng “Dược Sư” có nghĩa là “vị Phật thầy thuốc”, hay còn gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Đức Phật Dược Sư là một trong vô vàn chư Phật có hạnh nguyên và quốc độ của riêng mình.
Trong quá trình tu hành Bồ Tát Đạo thì Ngài đã phát ra 12 đại nguyện giúp chữa lành mọi bệnh tật, khổ đau cho chúng sinh và giúp chúng sinh căn lành, luôn đi về hướng giải thoát. Do đó khi được trở thành Phật, Ngài là giáo chủ thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.
Thông tin liên hệ:
HỒ MÂY PARK VŨNG TÀU
Xem chỉ dẫn bản đồ : https://maps.app.goo.gl/oqzMK41P7idTCTjd9
Địa Chỉ :1a Trần Phú, Phường 1, Thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu 790000, Việt Nam
Email: homayvungtau79@gmail.com